Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Cây cảnh đẹp bạc tỷ của đại gia "Hà thành"

 Trong khu vườn của vị đại gia này có nhiều loại cây quý hiếm, tuổi đời hàng trăm năm. Có chậu được khách trả tới 80.000 USD nhưng gia chủ kiên quyết không bán.


cay canh


Vườn cay canh của anh Bảo ở Tây Hồ (Hà Nội) có nhiều chậu cây tiền tỷ trưng bày trước cửa biệt thự. Cây tùng hai thân độc đáo và hiếm từng được khách trả 80.000 USD nhưng gia chủ không bán.

Chủ vườn khẳng định, không muốn bán vì muốn tăng đẳng cấp cho vườn. "Nếu khách đến xem mà trong vườn chỉ có cây trị giá vài trăm triệu hoặc không có cây độc thì quá bình thường", chủ vườn nói.

cay canh


Sanh là loài cay canh được ưa chuộng. Gia chủ cho biết, tùy theo xu hướng chơi, có thời gian người ta chuộng tùng, cũng có khi lại thích sanh hơn.

Trong hình là sanh lá móng, loài cây dòng họ được khai thác từ trên núi, trị giá khoảng 1,6 tỷ đồng.

Tùng dáng xiêu, cây có dáng hơi hiếm, trị giá khoảng 50.000 USD.
 
cay canh

Tùng cối, cây có giá tới hơn 1 tỷ đồng.

Các cay canh tiền tỷ chủ yếu do có tuổi đời hàng trăm năm. Cây vốn sống trên đá nên quý hiếm.

Cây sanh đã được vặt lá. Một người chơi cây cảnh có kinh nghiệm cho biết, sanh có sức sống đặc biệt, không cần nước hay dinh dưỡng, cây có thể sống được trong môi trường khắc nghiệt nhất dù rét hay nóng.


cay canh

Tùng la hán, loại cây cảnh gia chủ được tặng. Cây được định giá cách đây vài năm là 1,2 tỷ đồng.


Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Kỹ thuật chuyển sang chậu cho cây cảnh đẹp

Sang chậu sai kỹ thuật cây ốm và bỏ cành hoặc chết. Đa phần nhà nào cũng ít nhiều có cây cảnh trang trí ngoại thất hay nội thất. Vì vậy việc giới thiệu kỹ thuật sang chậu là rất cần thiết.

Kỹ thuật sang chậu cây cảnh
Sang chậu nhằm 6 mục đích khác nhau:
Cay canh trồng trong chậu lâu năm, đất cứng, hết màu, rễ cây ăn ra bám vào một lớp dầy xung quanh thành chậu. Mùa hè nắng chiếu vào thành chậu đốt nóng rễ phía trong, cây lại hết đết nên lụi tàn rồi chết dần. Buộc phải sang chậu để thay đất cho cây.

 Với địa lan, ngoài mục đích trên, còn mục đích là để nhân giống (phân lan).
 Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên.
 Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây.

 Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.
 Xử lý thoát nước ở những chậu bị tắc nước.

 Để cây ra khỏi chậu: Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên. Làm như vậy cây bị đứt hết rễ và chết. Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay. Toàn bộ vùng đất sẽ tách rời khỏi thành chậu, ta chỉ việc đổ cây ra, bầu cây còn nguyên vẹn. Nếu cây to, một người bê chậu đổ, một người đỡ cây.


chậu cây cảnh


Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên.

Ngoài ra có thể dùng que dẹp đầu đẩy toàn bộ vầng rễ qua lỗ thoát nước ở đáy chậu. Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm thật đậm toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn hết đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lay như đã nói ở trên, nhất định sẽ đổ được cây ra dễ dàng.

Gặp chậu phình hông, miệng chậu nhỏ hơn dưới, cây trồng lại để lâu năm không thay chậu, áp dụng các biện pháp trên không thể được, với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây.

Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất giòn, phải làm thật cẩn thận kẻo bị gãy.

 Xử lý bầu rễ dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt rất gọn không dập nát rễ mới tái sinh nhanh. Cây trên mặt đất bao giờ cũng phản ánh đúng tình trạng bộ rễ chìm dưới đất. Tại các đầu dễ bị cắt tức sẽ phun ra nhiều chùm rễ mới lại được ăn đất mới nên cây phát triển mạnh. Hạn chế việc dùng que nhọn hoặc cào để xả bới đất vì như vậy rễ có thể bị dập nát nhiều nên bị thối và cây có thể chết. Cắt xén bầu rễ phải đồng thời thực hiện 3 mục đích khác nữa là đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa.

Nếu dưới đáy gốc cây có phần gỗ thừa dài quá, đấy là dấu tích của đầu đoạn cành khi giâm sâu hơn lúc cắt cành chiết bao giờ cũng phải cắt dưới bầu chiết, bầu càng to, đoạn gỗ thừa càng dài, cây không thể trồng được vào khay, bể. Ta dùng cưa sắc nhẹ nhàng cắt bỏ đi.

Trồng lại cây vào chậu:
Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây cảnh dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút.

Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.

Quan trọng là vị trí của gốc cây trong chậu cay canh, cần chính giữa hay lệch về bên nào, độ cao thấp của gốc đúng tấm, độ nghiêng đúng dáng thế. Muốn vậy, ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm 4 mặt, ngắm gần và ngắm từ xa để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từ từ từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ, không còn một lỗ hổng nào mới được.

Nhũng cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chau cay canh. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy tuột đi hết ngay, ít nhất phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới. 





Đời sống và cây cảnh đẹp


Phần thân được uốn theo một hình dáng nào đó để phù hợp với chậu , đất, nước ...Cây cảnh có nguồn gốc từ Trung Hoa và phổ biến qua Nhật Bản (biến thành nghệ thuật Bonsai), Triều Tiên, Việt Nam...Riêng ở Việt Nam thú chơi cây cảnh phổ biến rộng rãi trong quần chúng , đậm đà dân tộc tính , mang phong cách thiền vị . Mỗi một cây cảnh có sức hấp dẫn kỳ diệu làm thức tỉnh và an dưỡng tâm hồn con người.

Cay canh phải trồng trong chậu và từ chậu cảnh đó , người thưởng ngoạn sẽ thấy được mối giao hoà giữa thiên nhiên và con người . Chậu cảnh không nhất thiết phải ép cây nhỏ lại như bonsai , mà phải giữ cây giống như thiên nhiên và chỉ cần uốn nắn thân cây theo cách tạo hình đặc biệt của nghệ nhân .

 Chơi cay canh, các cụ ngày xưa chú ý 4 yếu tố: Nhất hình - Hình dạng cây , Nhì thế - Dáng đứng của cây , Tam chi - Nhánh cây, Tứ diệp - lá cây. Tuổi cây càng cao, càng quý. Cây cảnhđẹp phải là cổ thụ nhưng nhỏ gọn, để nói lên ý nghĩa trường tồn.

Các nghệ nhân còn sáng tạo nghệ thuật , uốn thân cây và tỉa lá thành những con vật gần gũi trong thiên nhiên như: nai, ngựa... đến những loài vật có hình tượng như: cá hoá rồng, bộ rễ với nét rồng, thường gặp nhất là thế rồng lên (thăng long), rồng xuống (hạ long, long giáng) hay thế rồng bay hoặc cuồn cuộn cả một đàn rồng mẹ, rồng con (quần long).

Hiện nay ở Việt Nam có khuynh hướng chơi cây đại cảnh . Chiều cao của cây đại cảnh có khi lên đến 10m, đường kính gốc vài người ôm mới xuể. Cây cảnh cỡ lớn không cần chăm sóc tỉ mỉ như dạng bonsai, nhưng để tạo được một cây đẹp, có giá trị nghệ thuật lại rất khó bởi nếu như bonsai có đến hàng chục loại dáng thì cây đại cảnh thường chỉ là dáng trực, dáng xiêu .

 Cây cảnh dáng trực, dáng hoành

Cây cảnh dáng trực, dáng hoành

Cấu trúc cây cảnh
Một cây cảnh đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn kiểu dáng đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:

Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự già dặn và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh (khác với cây bonsai). Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.

Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp , nhưng cây mọc thẳng tắp sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.

Cành cây: Cành cây tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Phải điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn . Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây.
Với kỹ thuật uốn dây kẽm có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành. Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân). Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, người chơi cây cảnh nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.

Dáng đứng

Cây cảnh phải được nghệ nhân uốn nắn , chỉnh sữa thành một thế cây hay dáng đứng để cây có một bố cục hài hòa , đẹp đẽ . Như thế cây cảnh mới có được một sức sống , một ý nghĩa mà nghệ nhân muốn sáng tạo . Phần nầy rất quan trọng , vì nếu cây không có thế đứng thì nó không phải là cây cảnh . Nghệ nhân phải chấp nhận từ 10 – 20 năm để hoàn chỉnh một cây thế với những nguyên tắc tạo hình tỷ mỷ và nghiêm ngặt. Mỗi người có cái nhìn thẩm mỹ khác nhau và vì thế cây cảnh cũng có những kiểu dáng khác nhau. Người già, thích kiểu dáng chịu ảnh hưởng của nho giáo, thể hiện những thế cây phúc-lộc-thọ, ngũ phúc, phu tử, mẫu tử, huynh đệ, bằng hữu… Người trẻ tuổi thích phóng khoáng, lãng mạn thì tạo thế cây dáng hoành, thế cây nằm ngang hoặc trễ đổ xuống như dòng thác. Có rất nhiều thế cây : thế phượng vũ, thế long giáng, thế phượng vũ long đàn, thế bạt phong hồi đầu, thế trực liên chi, thế long ẩn, thế lão mai thế tam đa, thế tứ quý, thế nguyệt ảnh, thế địa đạo huyên nhi, thế phượng rồng sóng đôi, thế đón gió, thế chờ đợi, thế ngẫu tự, thế nhà hiền triết , thế thất hiền, thế vũ trụ, thế nhất trụ kình thiên, thế tam đa ,thế trung bình cong, thế trung bình ngay, thế trực quân tử liên chi, thế trực liên chi , thế trực quân tử ... Sau đây là một vài thế cây phổ biến ở Việt Nam :

Thế Tam Đa : Còn gọi tam tài, tam giáo hay là thiên, địa, nhân . Thế này là cây cổ thụ, gốc thân to, nhưng chỉ uốn có ba tán tròn chung quanh thân cây, tàn thứ nhất là một mâm tròn, hớt tỉa lúp búp, nhưng nhỏ hơn, mỏng hơn. Tàn thứ ba là tàn ngọn, cách xa hơn tàn thứ hai cũng hớt tỉa tròn nhưng nhỏ hơn hai tàn trước. Tàn ngọn này cũng tỉa lúp búp chứ không vươn cao, nên xem cây kiểng này có dáng lùn mập, nhưng vì là cây cổ thụ nên cũng rất cân đối, rất đẹp. Thế tam đa tuợng trưng cho ba ông Phước, Lộc,Thọ; ba tàn đều tròn đều đẹp, tượng trưng cho sự vĩnh cửu, sung túc, hạnh phúc, giàu sang và sống lâu. Thế này dùng để chúc thọ rất có ý nghĩa đối với người già cả.

Thế Ngũ Phúc : Cây ngũ phúc năm từng, có thể uốn như cay canh dep tam đa rồi nuôi thêm hai tàn nữa y như vậy là đạt. Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Những tàn đều phải uốn tỉa ngang bằng lúp búp chớ không được vươn lên cao. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng nhiều hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang.
Thế Phượng Vũ : Theo cách chim phượng múa. Cây có bốn cành, một ngọn là 5 tán. Cành hồi âm quặt phía sau tượng trưng cho đuôi chim. Hai cành tả hữu thành hình hai tán xòe như hai cánh chim đang xòe múa. Cành ức nhỏ hơn các cành khác, ngọn cây để dài ra vươn lên, tượng trưng cho đầu chim. Dáng cây có làn đi ngang, hơi chúc xuống làm biểu tượng con chim phượng hoàng đang múa đón con người, vui với những thành quả tốt đẹp.

Thế Huynh Đệ : Cây một gốc, hai thân hoặc có thể trồng ghép hai cây lại nhưng phải tạo thành một gốc. Hai thân có độ cao thấp, to nhỏ suýt soát nhau, kề sát nhau đẹp đẽ. Mỗi thân đều có 5 tán, các tán đan xen nhau. Ngọn cây nhỏ phải ngã hướng sang cây lớn như anh em, biểu lộ tình âu yếm ruột thịt.

Thế Ngũ Nhạc : Trồng bằng năm cây cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây dáng siêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp. Cũng có thể xếp hình chữ ngũ. Xếp “ngũ lão giản đình” năm ông già đàm đạo phải xếp vòng tròn . Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp. Thế ngũ nhạc cũng uốn bằng năm cây cùng một loại như mai chiếu thủy, tùng, cần thăng, kim quýt, đều đẹp.



Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Những chiêu trò độc trong giới chơi cây cảnh đẹp

 Thuê thầy bói… tung tin đồn cây có ma

Làng X. (tỉnh Thái Bình) nhiều năm vẫn chưa hết lan truyền câu chuyện, một nhóm buôn cây đã thuê thầy tướng đến gặp gia chủ… tung tin đồn cây có ma để chủ nhà phải bán cây cảnh.


cay canh


Số là, chủ nhà có một cây lộc vừng lâu năm, chừng hơn 100 năm tuổi. Cây lộc vừng trồng bên bờ ao, nhiều nước nên phát triển rất tốt. Cây già cỗi, cổ kính, lại có thế nằm nghiêng sát mặt ao nên biết bao thế hệ trẻ con trong xóm đã lấy cây lộc vừng này làm… cầu nhảy mỗi lần tắm.

Đến mùa hoa, hàng vạn bông hoa dài thả đèn từ các nách lá, la đà sát mặt nước rất đẹp.

cay canh


Trong câu chuyện, người đàn ông lạ mặt nói, vị trí cây lộc vừng ở thế “địa sát”, rất bất lợi cho chủ nhà; vì nó mà khiến vài đứa trẻ trong xóm bị chết đuối, và chu kỳ sẽ lặp lại sau “chừng ấy” năm một lần…

Chủ nhà dựng tóc gáy, vì bỗng đâu “mọc” ra một ông thầy nói vanh vách, rất nhiều chuyện đã từng xảy ra, chủ nhà đã chứng kiến nênđều ngấm ngầm thừa nhận; còn những chuyện chưa xảy ra, sắp xảy đến như lời “thầy” nói khiến chủ nhà thần hồn nát thần tính.

Cuối cùng, “thầy” bày cho gia chủ phải lập một cái điện thờ, ngay tại vị trí gốc cây lộc vừng, còn cây lộc vừng phải… bán cho một miếu thờ ở vùng XYZ, tựa như giao cây ác cho thần cây… đào tạo lại.

Ngày chuyển cay canh, một nhóm thợ được đưa đến, chủ mua cây hào phóng đền bù bức tường rào vườn nhà hàng xóm sắp đổ 5 triệu đồng; 5 triệu đồng tiền xe trọng tải lớn chạy vào đường xóm sợ làm nát gạch lát. Chủ cây được trả vài chục triệu, tương đương gần chục tấn thóc.

Thế nhưng, ra khỏi làng, cây lộc vừng được “sang tay” gần một tỷ đồng, được một đại gia cự phách trong vùng mua về trồng trong nhà thờ họ.

Chủ nhà chỉ biết ôm cục hận, vì cũng không ngờ mình lọt vào thế “thập diện… cây phục” của nhóm lái cây vừa có nghề, vừa thủ đoạn.

cay canh


Bị “tẩy chay” vì… phá giá cây cảnh

Một doanh nhân nổi tiếng xứ Thanh kể một câu chuyện rất thật, rằng ông bị giới chơi cay canhxứ Thanh dọa “tẩy chay” vì trót bỏ tiền mua một cây cảnh với giá kỷ lục, và bị coi là “phá giá” thị trường cây cảnh Thanh Hóa.

Câu chuyện xảy ra khoảng cuối những năm thập niên 90: rất “hâm mộ” một cây sanh của một gia đình nông dân cùng làng, nhiều lần hỏi mua nhưng gia đình trên chưa đồng ý bán.

Tôn trọng với quyết định của gia chủ, ông cũng chỉ nói “chừng nào gia đình bán thì thông tin cho ông biết”, đồng thời cũng thường xuyên ghé qua ngắm nghía cây sanh dáng làng này.

Biết đam mê của vị doanh nhân trên, một thợ cây ở Thanh Hóa đã dùng tiểu xảo ép chủ nhà bán cây bằng cách thuê người đào một hố vôi để tôi ngay cạnh chỗ trồng cay canh dep.

Sợ cây chết, chỗ trồng cây cũng chỉ là bên rệ đường – đất công cộng, chủ nhà đành phải gật đầu bán cho tay “lái cây” với giá vài chục triệu đồng. Khi sự đã rồi, vị doanh nhân đến hỏi mua lại, tay lái cây “giở chiêu trò” không muốn bán, và thét giá gấp ba lần.

cay canh dep


 Siêu cây đình đám một thời làm dư luận xôn xao.
Kẻ ngó, người dòm... nhưng ít ai biết được đằng sau những cây cảnh - thú chơi - còn là cả một câu chuyện đời rất dài...

Không muốn cây yêu thích rơi vào tay người khác, vị doanh nhân “chồng đứt” 150 triệu đồng, thời điểm quãng năm 1998 tương đương gần 20 cây vàng.

“Ngay sau khi mua cây với giá đó, tôi gần như bị giới chơi cay canh tẩy chay vì lý do mình “phá giá”. Nào ai biết giá cả thế nào, mà tôi mua về để chơi chứ đâu phải để bán - vị này nói.

Vẫn những chiêu trò đợi chủ nhà gặp vận hạn khó khăn, cực chẳng đã phải bán cây quý để lấy tiền trang trải, nhiều lái cây đã đạt được mục đích mình mong muốn.

“Chẳng hay ho gì, nhưng khi đã mất ăn mất ngủ vì một cây quý, thì phải tìm mọi cách để được sở hữu nó, cũng là thế cùng đường thôi” – một thợ cây chống chế.

Kinh nghiệm của giới săn cây, buôn cay canh nhận định: thời điểm khó khăn sẽ kéo dài vài ba năm nữa, đến khi thị trường cây cảnh có cơ hồi phục, thì giá cả cũng chỉ nhúc nhắc, không cao là bao.

Do đó, những chủ vườn đang cùng một lúc “ôm” cả vườn cây cảnh, vừa là “chủ nợ tiền tỷ”, sẽ không cầm cự được lâu.

“Thợ buôn cây giai đoạn này, một năm chỉ có một mùa, đấy là dịp cuối năm, đến hạn ngân hàng đòi nợ, lúc đó, nếu không đẩy cây đi để “đáo hạn”, các con nợ tiền tỷ ở các vùng quê cũng chẳng biết xoay xở thế nào. Đó là thời điểm đi “gom” cây giá rẻ” – Giang, một lái cây có thâm niên trong nghề cho biết.


Chị em công sở mua sắm cây cảnh

Hội Hoa ban công của các chị em công sở Hà Nội đã được thành lập ba năm nay. Nhưng khoảng một năm trở lại đây thì hội hoa bắt đầu mới có những hoạt động, phong trào hướng dẫn chị em trồng hoa, cách chăm sóc hoa cay canh cũng như những trào lưu chơi hoa mới.

Đến với Hội hoa, chị em không chỉ biết thêm về những kiến thức bổ ích về trồng hoa, mà bên cạnh đó, họ còn giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chia sẻ với nhau chuyện công việc, gia đình. “Vì là hội yêu hoa nên ai cũng sống đẹp và rất vui vẻ với nhau” – Chị Thu Hòa chia sẻ.

Trong dịp gần Tết, các chị em nhóm Hoa ban công đã rủ nhau gọt củ thủy tiên. Đây là loại cây tao nhã, hoa nở rất đẹp và ngát hương thơm. Muốn có một lọ thủy tiên đẹp chơi Tết thì người chơi hoa phải chăm sóc giò cây rất công phu và tốn khá nhiều thời gian.

cay hoa canh

Để có một giò Thủy tiên đẹp chơi Tết, chị em mất khá nhiều thời gian để gọt củ và chăm sóc

Anh Cao Tùng Lâm (giám đốc công ty Tùng Lâm Garden) hướng dẫn chị em gọt thủy tiên cho biết: “Việc gọt tỉa hoa thủy tiên rất quan trọng vì nó giúp cho các giò hoa, lá phát triển tốt hơn theo đúng chiều hướng uốn nắn của người gọt, làm cho tác phẩm được hoàn chỉnh hơn. Công việc tỉ mẩn này đòi hỏi người gọt phải có tính kiên trì, sự khéo léo và óc thẩm mỹ cao".

Gọt tỉa, tạo dáng cho thủy tiên chỉ mới được công đoạn đầu. Còn công đoạn thủy dưỡng và gọt định hình cho củ thủy tiên rất quan trọng. Nếu gọt tạo dáng chỉ chiếm ba phần thì thủy dưỡng và gọt định hình chiếm đến bảy phần… bởi hoa thủy tiên cay canh có nở đúng dịp Tết hay không phụ thuộc rất nhiều đến công đoạn sau này.

cay hoa canh


Củ thủy tiên gọt xong xếp vào bát, bình, hoặc khay, tùy theo kích cỡ của từng củ. Mười ngày đầu, củ còn rất nhớt nên phải thay nước, rửa cầu hoa đến hai lần một ngày, còn về sau, thì mỗi ngày thay nước một lần cho đến dịp hoa nở.

cay hoa canh


Thủy tiên có thể trồng được trong cát nhưng những người chơi thủy tiên chuyên nghiệp thì họ chú ý nhất đến ba điểm của cây, đó là hoa, lá và rễ. Nếu thủy tiên trồng trong cát thì lá sẽ rất dài và không thể nhìn thấy rễ. Còn thủy tiên được trồng trong nước thì lá sẽ ngắn hơn và rễ sẽ dài, thẳng, nhỏ, trắng muốt, trong suốt chứ không cong queo và thưa thớt như trồng cát.


Chị em công sở gọt thủy tiên chơi Tết - 16

Những loại cây trừ tà

Có những loại cay canh  trừ tà như sau:

Cây đào: Cây đào là tinh hoa ngũ hành, biểu trưng cho khả năng ngăn chặn tà khí, vào dịp tết treo bùa gỗ đào trên cửa sẽ khắc chế được trăm loài ma quỷ. Một trong những cay canh rất quen thuộc và dịp tết.
 
cay dao canh

Cây liễu: Liễu là một trong nhị thập bát tú (28 chòm sao) cây liếu có thể xua tà khí, cắm cành liễu trước cửa có thể tránh được tà.
 
cay lieu

Cây bạch quả: Cây bạch quả tuổi thọ nghìn năm, có sức mạnh thần bí bùa làm từ gỗ cây này dùng để trấn giữ nhà cửa.

Cây ngải cứu:Lá ngải cứu có thể trị bệnh, con hổ làm bằng ngải cứu có thể trục tà (vào dịp tết đoan ngọ, dan gian dùng con hổ làm bằng ngải cứu để xua uế khí và trừ tà).

Cây bầu (có quả hình hồ lô) hàm ý cát tường vừa nhiều con vừa giàu của lại giúp trừ tà tránh được tai họa.

Cây thù du: Cây có mùi thơm nồng, có thể dùng làm thuốc, là loại cây cát tường trong dân gian.

Cây vô hoạn tử: Quả cây gọi là “hạt bồ đề” là vật cát tường trong Phật Giáo.

Không phải mọi cây xanh đều có ích, cũng như đất có gần có xa, người có thân có sơ, Trong các loại cây xanh có mấy loại sau không nên tiếp xúc mật thiết:

Cây trúc đào kép: Hoa của cây này có độc tính mùi hương gây buồn ngủ hại trí lực.

Cây dạ hương: mùi thơm quá nồng đậm không tốt cho hệ tim mạch.
 
cay canh dep

Cây uất kim hương:hoa uất kim hương có chất kiềm độc không tốt cho lông tóc.

Cây mắc cỡ (cây trinh nữ,xấu hổ) trong cây có độc tố, chất kiềm trong cây làm rụng lông tóc.

Ngọc đinh hương: Hoa ngọc đinh hương có mùi rất kích thích dễ gây mất ngủ suy nhược thần kinh giảm trí nhớ.

Phía tây sân vườn nên trồng các loại cây to,người xưa cho rằng như thế sẽ trợ giúp vận nhà giữ cho gia đình êm ấm bình an.
Các loại cây khác nhau mang đến những sự cát tường hay bất lợi khác nhau,ngoài ra hình dáng ,vị trí trồng cây cũng có những ảnh hưởng tương tự không kém phần quan trọng..Người xưa có bài vè luận về cây cối để thể hiện kinh nghiệm phong thủy:

Trong vườn cây xum xuê, ắt thanh nhàn may mắn.

Cây vươn cao mọc thẳng, chân rộng bước công danh.

Cây lắm tán nhiều cành, vẹn đôi đường tài lộc.

Trước cửa hòe xanh tốt, đã giàu lại càng sang.

Trúc uốn lượn mấy hàng, của nhiều lộc cũng lắm.

Trước cửa đào nghiêng bóng, phúc ấm hưởng xuân đời.

Ta cũng nên tránh những tình huống sau đây khi nhà có cây xanh bóng mát

Kiểu cây bất lợi cho tài vận nhà cửa:Cây cong gù, trước cửa có cây chết.

Kiểu cây bất lợi cho phụ nữ: Cây mọc đơn độc ngay cửa, cây hình dạng như con bò nằm phục xuống, cây chuối thường mọc trước sân nhà, cây khô héo trên sân thượng.

Kiểu cây bất lợi cho người trong nhà: Cây lớn lấn cửa.

Kiểu cây khiến cho người nhà lâm vào thế đường cùng: Cành cây bị dây leo quấn quanh, Cửa chính đối diện với cây thùy dương.

Kiểu cây dẫn đến họa chết người: Cây khô héo ngay cửa, 2 cây kẹp lấy nhà.

Kiểu cây gây mất hòa khí: Cây mọc đơn độc ngay cửa.
 
 

Kỹ thuật tạo hình và chăm sóc cây cảnh bon sai

Đặc điểm: Các loại kiểng cay canh như thiên tuế, cau, trúc đùi gà, trúc Nhật, Thiết mộc lan, tùng, Trắc bách diệp... rất cần được bón phân thường xuyên để duy trì thế cây và tán cây được cân đối


Hình minh họa



Tạo cân đối: Một cây thiết kế cay canh đẹp cần có sự cân bằng toàn diện, từ sự tạo hình, uốn nắn cấu trúc của cây đến sự kết hợp giữa cây và chậu. Có ba nhân tố chính cần lưu tâm:

 Rễ cây ăn lan: Rễ cây lộ ra trên mặt đất làm tăng thêm ấn tượng về sự trưởng thành và tính chất của cây. Đây là một trong những nét đặc trưng thú vị nhất của nghệ thuật cây cảnh. Rễ cây cần lan ra nhiều hướng quanh thân và bò rộng ra, tạo cho thân cây chỗ tựa chắc chắn.

 Thân cây: Nét đặc trưng quan trọng nhất của thân cây là có ngọn đẹp (gốc to, ngọn nhỏ). Sự dày dặn ở dưới sẽ làm tăng vẻ trưởng thành, nhưng cây mọc thẳng tắp cũng sẽ làm hỏng sự hài hòa trong kiểu dáng. Phải tìm loại vỏ cây có cấu tạo và màu sắc phù hợp với đường nét, kèm theo tuổi tác, vẻ dày dạn phong sương cũng là điều hấp dẫn của cây cảnh.

Cành cây: Cành cay canh tạo nên cấu trúc căn bản của hình bóng cây. Bạn có thể điều chỉnh nó bằng phương pháp cắt tỉa và buộc uốn dây kẽm. Hãy ngắm kỹ sự sắp đặt của cành mọc lên và lan ra quanh cây như một cầu thang xoắn ốc, hình dung sự hài hòa cân đối quanh thân cây. Cành khỏe mạnh đầu tiên nằm ngang phải là hàng thứ ba tính từ dưới lên trên. Mỗi cành phải thon dần từ thân và hẹp dần ở ngọn.
 
Ngoài ra cần chú ý đến sự cân đối giữa cây và chậu về tất cả những đặc điểm tạo dáng và vị trí của cây trong chậu. 
 
Những điều cần tránh: Những cành tăng trưỡng quá lớn không làm đẹp cho yếu tố thiết kế, hãy cắt bỏ chúng đi. Tránh để những cành mọc đâm ngang và lan từ cùng một chỗ trên thân, hay mọc đối diện với cành khác ở cùng một độ cao trên thân.
 
 Tạo hình bằng dây kẽm:
 
Với kỹ thuật này có thể tạo cây cảnh bằng cách thay đổi hướng của thân và nhánh cây. Những cành mọc chĩa lên có thể uốn ngang hay vuốt xuống để tạo ấn tượng già dặn, trưởng thành.
Uốn kẽm loại cây xanh quanh năm ở thời điểm nào cũng được (nhưng với các loại như tùng bách thì thời điểm tốt nhất là cuối mùa thu đến đầu mùa xuân).
Nên uốn cây rụng lá theo mùa vào cuối xuân (trước khi cây đâm chồi) hay cuối thu (trước khi ngủ đông). Thực tế, chúng ta nên dựa vào dạng cây để chọn những cành mềm, dẻo, dễ uốn và không bị tách nhánh.
 
Cách quấn kẽm:
 
 Quấn thân cây: Cắt một sợi dây có chiều dài gấp 3 lần nhánh hay thân cần quấn. Có thể quấn dây lượn quanh thân một góc 45o, đó là cách quấn hiệu quả nhất. Cách quấn: Cắm một đầu kẽm xuống đất, đầu tiên quấn quanh gốc cây, sau đó quấn lên thân cây. Nếu muốn quấn thêm một lần nữa, bạn nên quấn sát với sợi dây trước và nhất thiết không quấn chồng lên nhau.

 Quấn nhánh: Bắt đầu quấn từ dưới. Đồng thời quấn dây xen kẽ theo chiều dài của nhánh đến khi làm xong nguyên cây (trở lại quấn trên những cành non thật tỉ mỉ). Hoặc chúng ta quấn cùng một lúc cả nhánh chính và nhánh phụ trước khi quấn tiếp. Sử dụng dây mảnh hơn cho bề dày của nhánh thon. Thông thường, hãy quấn hai nhánh cùng một lúc với cùng một sợi dây quấn, quấn quanh để tạo thế dựa thân. Ở những nơi có nhánh đơn, thì nên quấn liên kết với nhánh khác, buộc chặc đầu dây bằng cách gài nó dưới vài vòng đầu tiên.

 Bao lâu thì gỡ dây quấn? Điều này còn tùy thuộc độ dày của thân, cành, loại cây, chất lượng và tuổi cây. Nên thường xuyên kiểm tra dây quấn để đảm bảo dây quấn để đảm bảo dây không hằn vào vỏ khi cây phát triển. Tháo dây quấn trong khoảng ba đến sáu tháng với những cây rụng lá theo mùa, sáu đến mười hai tháng với cây xanh quanh năm. Phải cẩn thận khi chọn cỡ dây phù hợp với độ lớn và sự phát triển của cây. Nên thay đổi cỡ dây quấn theo độ dày của thân nhánh thì cỡ dây phải nhỏ dần, cỡ dây tương ứng bằng 1/6 đến 1/3 đường kính của cành hoặc thân chọn quấn. Để tháo dây quấn, tốt hơn hết bạn nên cắt dây thành những đoạn nhỏ, nhằm giảm bớt sự rủi ro, hư hại cho cây.
 
Sang chậu và thay đất:
 
Khi đất trong chậu đã cạn kiệt chất bổ dưỡng thì Bonsai có hiện tượng: Cây không còn tươi tắn, có hiện tượng xuống sức, bộ lá kém tươi và bắt đầu nhuốm vàng bệnh hoạn, các cành như không thể cất cao lên được, nhiều rễ con lồi lên mặt đất chậu, lớp đất trên bề mặt chậu mỏng dần đi. Những triệu chứng trên cho thấy đã đến lúc thay đất cho cây.
Theo thời tiết nước ta thì nên sang chậu vào mùa xuân hay trước mùa mưa khi cây bắt đầu đâm chồi, nảy lộc và đó là thời tiết mát mẻ.

Dùng dao cùn xắn từ từ phần đất sát thành chậu cho đến khi bầu đất và thành chậu được tách ra hay trước đó một buổi ta tưới nước cho đất thật nhão, như vậy chỉ cần nghiêng chậu là lấy cây ra được.
 
Tiến hành cắt bỏ rễ lớn và rễ con đã quá già và chỉ chừa lại những rễ non. Nên dùng loại kềm bén để hớt bớt rễ, vết cắt cần cho ngọt, không được giập nát. Bộ rễ sau khi xử lý xong phải được gọn gàng.
 
Đây cũng là dịp tốt để ta cắt tỉa những cành, nhánh mọc không đúng cách, hoặc sửa đổi chúng.
 
Bón phân:
 
Bón phân định kỳ 1-2 tháng/lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:
 20-30 gam Compomix
 5-10 gam NPK 20-10-10
 
Nếu trồng cây trong chậu thì cứ 3-4 tháng thay đất một lần bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất củ trong chậu thay bằng hỗn hợp đất sạch Compost Đầu Trâu.
 
Phun phân bón lá Đầu Trâu: 
 
Thời kỳ cay canh đang lớn hoặc sau cắt tỉa: Pha 1-2gam Đầu Trâu 501 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Thời kỳ sau khi chuyển chậu hoặc cắt tỉa: Pha1-2 gam Đầu Trâu 701 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.
Phun dưỡng cây định kỳ bằng cách pha 1-2gam Đầu Trâu 901 trong 1 lít nước, phun định kỳ 7-10 ngày/lần.